Lập trường
nghĩa là thái độ, chỗ đứng nhìn nhận và xử lý. Phật dạy: “Chớ có tin vì đúng theo một lập trường”, có nghĩa là kinh sách có lối lý luận giống như lập trường của anh. Anh có lập trường rất vững, có nghĩa là thái độ, chỗ đứng, nhìn nhận và xét lý rõ ràng, vì vậy dù ai nói gì anh cũng không bỏ lập trường đó.
Khi anh có lập trường như vậy thì có những loại kinh sách nói giống như lập trường của anh thì anh tin ngay. Tin như vậy vẫn không đem đến sự lợi ích cho anh, tin như vậy là tà tín, quá chủ quan ở lập trường của mình. .Lậu hoặc (CầnBiết.4) là sự đau khổ, chứ đừng hiểu theo nghĩa của Đại Thừa là rò rỉ. Hay nghĩa phiền não theo tự điển Phật Học Việt Nam là chỉ cho tâm đau khổ thì còn thiếu phần thân. Lậu hoặc là chỉ cho sự đau khổ của thân và tâm vì mục đích tu hành theo Phật Giáo là làm cho hết sự đau khổ của thân tâm.
Vì thế khi một vị chứng quả A La Hán gọi là bậc vô lậu, là bậc không còn đau khổ thân tâm, bậc bất động trước các pháp ác (Phiền não) và các cảm thọ (sự đau nhức).
Khi anh có lập trường như vậy thì có những loại kinh sách nói giống như lập trường của anh thì anh tin ngay. Tin như vậy vẫn không đem đến sự lợi ích cho anh, tin như vậy là tà tín, quá chủ quan ở lập trường của mình. .Lậu hoặc (CầnBiết.4) là sự đau khổ, chứ đừng hiểu theo nghĩa của Đại Thừa là rò rỉ. Hay nghĩa phiền não theo tự điển Phật Học Việt Nam là chỉ cho tâm đau khổ thì còn thiếu phần thân. Lậu hoặc là chỉ cho sự đau khổ của thân và tâm vì mục đích tu hành theo Phật Giáo là làm cho hết sự đau khổ của thân tâm.
Vì thế khi một vị chứng quả A La Hán gọi là bậc vô lậu, là bậc không còn đau khổ thân tâm, bậc bất động trước các pháp ác (Phiền não) và các cảm thọ (sự đau nhức).
Trích tại:
Những Lời Gốc Phật Dạy 1